06/01/2025
Chuyên mục tuyên truyền Bệnh sởi đang bùng phát, cần làm gì để phòng bệnh.
Chuyên mục tuyên
truyền
Bệnh sởi đang
bùng phát, cần làm gì để phòng bệnh.
Bệnh sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp
tính, có khả năng lây lan mạnh với triệu chứng phổ biến là những vết phát ban
trên da kèm theo sốt, đỏ mắt, chảy nước mũi,...Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5
tuổi hoặc người lớn chưa được tiêm phòng hoặc có tiêm phòng nhưng chưa đầy đủ.
Lây truyền qua đường hô hấp, do tiếp xúc khi bệnh nhân hắt hơi, ho,...
Hình
ảnh: Sưu tầm tư liệu
Để ngăn chặn bệnh có khả năng phát triển
thành dịch và hạn chế số ca mắc sởi, mọi người cần chủ động đề phòng và thực hiện
tốt các khuyền cáo sau:
Hạn
chế tiếp xúc với người bệnh khi không cần thiết.
Rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây
lan của virus.
Virus sởi lây truyền trực tiếp qua đường
hô hấp khi tiếp xúc gần với người bệnh do đó cần vệ sinh, sát trùng mũi họng
thường xuyên để tránh lây nhiễm.
Cần giữ ấm cơ thể, xây dựng chế độ ăn uống
để nâng cao sức đề kháng, nâng cao thể trạng.
Áp dụng các biện pháp dự phòng như đeo
khẩu trang khi đến nơi tập trung đông người hoặc bệnh viện.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhất
là khi chăm sóc trẻ.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Uống nước đầy đủ mỗi
ngày.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, cách
chữa bệnh sởi hiện nay đều tập trung vào triệu chứng của người bệnh, xây dựng
chế độ dinh dưỡng và kết hợp với đảm bảo vệ sinh, tránh lây nhiễm.
Cách phòng ngừa hiệu quả nhất đối với bệnh
sởi là tiêm vắc-xin. Lịch tiêm phòng sởi như sau:
Mũi đầu tiên: Khi trẻ được 9-12 tháng tuổi;
Mũi thứ hai: Khi trẻ được 15-18 tháng tuổi.
Đối với người lớn chưa từng tiêm ngừa hoặc chưa mắc bệnh sởi, cần tiêm 2 mũi vắc-xin,
cách nhau ít nhất 28 ngày.
Hình
ảnh: Sưu tầm tư liệu
TYT.PRT